Mindful.org định nghĩa tỉnh thức là “khả năng con người nhận thức được chúng ta đang ở đâu, đang làm gì và không phản ứng quá mức hoặc bị choáng ngợp bởi những gì đang diễn ra xung quanh”.
Google, Linkedin, Intel là một trong số những công ty đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy tinh thần tỉnh thức tại nơi làm việc. Khi áp dụng tinh thần tỉnh thức, Linkedin cho thấy kỹ năng của nhân viên gia tăng, Intel cho thấy nhân viên hạnh phúc hơn khi làm việc.
Theo Peter Bostelmann, Chief Mindfulness Officer tại SAP cho biết, việc đào tạo tỉnh thức đã gia tăng sự gắn bó của nhân viên, sự tin tưởng của lãnh đạo, tình trạng vắng mặt cũng giảm sút và công ty đã chứng kiến chỉ số ROI 200%.
Tỉnh thức tại nơi làm việc đã có những kết quả thực tế rõ ràng. Nhưng để thực hiện thành công những chương trình này, bạn cần những nhà lãnh đạo thực sự có cam kết. Trong cuốn sách Mindfully Wise Leadership (Lãnh đạo tỉnh thức thông thái) của tác giả Keren Tsuk, bà đã chia sẻ 05 phẩm chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo tỉnh thức.
5 phẩm chất của nhà lãnh đạo 2024
Phẩm chất của người lãnh đạo #1 - Lãnh đạo tỉnh thức cần có lòng trắc ẩn
Những kết nối tình cảm giữa các nhân viên là yếu tố quan trọng để tạo cảm giác thân thuộc và giúp họ đạt được mục tiêu chung. Cùng với tố chất lãnh đạo, các kỹ năng giao tiếp như sự đồng cảm, lòng trắc ẩn với người khác, lòng tự trắc ẩn với bản thân và sự chấp nhận bản thân cho chúng ta khả năng làm việc cùng các thành viên trong một nhóm hoặc các nhóm chéo nhau một cách thuận lợi.
Để xây dựng lòng trắc ẩn, bạn có thể dành thời gian cho các cuộc họp bên lề giữa lãnh đạo và nhân viên mới. Bạn cũng có thể đưa nhân viên mới đi ăn trưa hoặc thực hiện các hành động kết nối ở mức độ cá nhân hơn. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh thức cũng cần có sự lắng nghe sâu để phát triển khả năng trắc ẩn, thấu hiểu với những câu chuyện mà nhân viên chia sẻ.
hai người đồng nghiệp đoàn kết
Phẩm chất của người lãnh đạo #2 - Lãnh đạo tỉnh thức cần có sự linh hoạt
Sự linh hoạt, biết chấp nhận những thay đổi mà không phán xét sẽ cho phép các ý tưởng mới xuất hiện. Khi có sự linh hoạt, các nhà lãnh đạo sẽ biết cách dừng lại, xem xét vấn đề và điều chỉnh ngay khi cần thiết.
Để thực hiện tư duy linh hoạt, bạn cần có những phản hồi từ nhân viên về những gì đang hiệu quả và những gì không hiệu quả. Hãy cởi mở với những phản hồi và coi đó là cơ hội để học hỏi và phát triển.
Phẩm chất của người lãnh đạo #3 - Lãnh đạo tỉnh thức cần biết “ở đây, bây giờ”
“Be present” chính là sự diện diện ở đây, ngay lúc này. Khi có sự tỉnh thức với những gì đang xảy ra, những nhà lãnh đạo sẽ nhận thấy cảm xúc của bản thân, biết chấp nhận sự khó chịu, và giảm bớt những xung đột cảm xúc. Sự tỉnh thức cũng có phép các nhà lãnh đạo tỉnh táo hơn để tạo ra sự liên kết giữa mục tiêu và khả năng của nhân viên nhằm phân bổ nhiệm vụ và đạt được mục tiêu.
Hãy chủ động và nhận trọng trách trong tay bạn. Nếu có điều gì đó khiến bạn khó chịu và cảm thấy không ổn, hãy hành động. Dám bị tổn thương và thừa nhận rằng bạn không thể biết tất cả mọi thứ. Khi bạn thực hành tỉnh thức, người khác cũng sẽ dần học được cách hiện diện, chấp nhận và tìm cách xử lý tương tự như bạn đã làm.
nhà lãnh đạo tỉnh thức đang hướng dẫn nhân viên giải quyết vấn đề
Phẩm chất của người lãnh đạo #4 - Lãnh đạo tỉnh thức cần có sự chân thực
Một nhà lãnh đạo tỉnh thức luôn cố gắng giao tiếp một cách chân thành và trực tiếp với mọi người. Cách này sẽ tạo cho nhân viên một môi trường lành mạnh, nơi mọi người có thể tương tác, lắng nghe và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Cách tiếp cận này sẽ cho phép tổ chức duy trì và đáp ứng các nhu cầu thay đổi. Ngay cả trong những thời điểm khó khăn, hãy luôn giao tiếp một cách chân thành, cụ thể và rõ ràng để tạo cảm giác thoải mái với nhân viên của bạn.
Phẩm chất của người lãnh đạo #5 - Lãnh đạo tỉnh thức cần có trực giác tốt
Trong thế giới kinh doanh, hầu hết mọi người giải quyết vấn đề bằng lý trí. Nhưng tin vào trực giác cũng là một cách giúp chúng ta giải quyết vấn đề đúng hướng. Khi chúng ta nhận thức rõ ràng hơn, trực giác sẽ càng mạnh mẽ và cho phép chúng ta sáng tạo hơn. Vì vậy, hãy tập lắng nghe và chọn đi theo trực giác nhiều hơn một chút.
Như tác giả Keren Tsuk đã chia sẻ: “Trước tiên, chúng ta phải phát triển một niềm tin sâu sắc trong bản thân. Ngay cả khi nó có thể đi ngược lại với những gì người khác tán thành, bạn hãy can đảm làm theo trực giác của mình trước khi mọi thứ có thể bén rễ và nở hoa một cách nhất quán ”
Tạm kết
Tỉnh thức không phải một thực hành ngắn hạn. Đó là một sự chuyển dịch quan trọng dành cho các nhà lãnh đạo tạo sự ảnh hưởng. Đã đến lúc bạn cần nắm bắt, học hỏi và thực hành làm gương, truyền cảm hứng cho các thành viên trong đội nhóm và nhiều người khác.
các nhà lãnh đạo đang cùng ngồi trò chuyện về chủ đề lãnh đạo tỉnh thức
Sự đồng cảm cho phép người lãnh đạo xây dựng cộng đồng, có nhiều cuộc trò chuyện ý nghĩa hơn và giúp giảm bớt cảm giác cô đơn. Giao tiếp với sự đồng cảm đem lại tác động hai chiều: Ta hiểu rõ hơn về những gì đối phương trải qua khi nhìn thấy mình trong câu chuyện của họ, đồng thời cảm thấy được thấu hiểu và an toàn khi chia sẻ.
Một nghiên cứu cho thấy con người đang ngày càng trở nên ít đồng cảm hơn. Khi hầu hết sự tương tác diễn ra qua nền tảng trực tuyến, chúng ta có xu hướng ưu tiên sở thích của mình và cảm thấy khó kết nối với người khác. Theo đuổi chủ nghĩa cá nhân không xấu. Bạn hoàn toàn có thể vừa học cách yêu thương, trân trọng mục tiêu của bản thân, vừa xây dựng và kết nối sâu hơn với cộng đồng bằng việc thực hành 6 thói quen của người đồng cảm trong bài viết hôm nay.
Đã bao giờ bạn nói chuyện với một người bạn, đối tác hay quản lý mà họ chỉ tập trung nhìn chằm chằm vào điện thoại, hoặc nhìn vô định vào khoảng không khiến bạn cảm thấy họ không hề lắng nghe mình chưa?
Cảm hứng sẻ chia của bạn có thể bị dập tắt ngay lập tức bởi những hành động đó. Cảm giác không được lắng nghe có thể dẫn chúng ta đến suy nghĩ đối phương không hề quan tâm đến mình. Và khi chúng ta không cảm thấy kết nối khi trò chuyện với ai đó nữa, mối quan hệ giữa ta và họ cũng khó trở nên thân mật hay ý nghĩa hơn.
Đôi khi, chính chúng ta lại là người “lơ đãng” trong các cuộc trò chuyện. Trước những yếu tố gây xao lãng từ tiện ích công nghệ hiện đại và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, việc toàn tâm toàn ý lắng nghe người khác trở nên khó hơn nhiều lần.
Học nghệ thuật chủ động lắng nghe có thể giúp chúng ta gắn kết sâu hơn với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng Coach For Life thảo luận về tầm quan trọng của việc lắng nghe chủ động và những gợi ý để bạn cải thiện kĩ năng lắng nghe.